Luật Tố cáo 2018: Cho phép rút tố cáo

Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, thay thế cho Luật Tố cáo năm 2011.

Luật Tố cáo 2018 sẽ có hiệu lực từ năm 2019

Luật này vẫn chỉ quy định 2 hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, không mở rộng hình thức tố cáo bằng fax hay email như đề xuất trước đó.

Cũng theo Luật này, nếu nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra không xác định người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng tên người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo 01 trong 02 hình thức nêu trên, thì không xử lý.

Tuy nhiên, nếu nội dung tố cáo rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì tiến hành thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Luật cũng bổ sung quy định về rút tố cáo. Theo đó, người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.


LuatVietnam sẽ cập nhật toàn bộ điểm mới của Luật Tố cáo 2018 trong thời gian sớm nhất.

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.