Luật Tố cáo 2018: 3 biện pháp bảo vệ người tố cáo

Bảo vệ người tố cáo là một trong những nội dung được quy định tương đối rõ ràng trong Luật Tố cáo 2018, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Luật Tố cáo 2018: 3 biện pháp bảo vệ người tố cáo
Luật Tố cáo 2018 quy định cụ thể về các biện pháp bảo vệ người tố cáo (Ảnh: Ngọc Diệp)

Cụ thể, Luật này quy định người tố cáo sẽ được bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ vị trí công tác, việc làm và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm.

Trong đó, bảo vệ bí mật thông tin bao gồm: Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp; Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm bao gồm: Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn; Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết…

Cũng theo Luật này, không chỉ người tố cáo được bảo vệ mà cả vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo cũng được bảo vệ. Người bảo vệ có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ nhưng cũng có quyền từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ.

Xem thêm toàn bộ điểm mới của Luật Tố cáo 2018 tại đây.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định 1075/QĐ-BTNMT ngày 22/4/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 109/2023/QH15 về việc tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.