Luật Dược: Bảo vệ được quyền lợi của người bệnh

Luật Dược: Bảo vệ được quyền lợi của người bệnhCùng với Bộ luật dân sự, dự án Luật dược sau khi trình trước Quốc hội đã nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu, trong đó đặc biệt là những quy định về quản lý giá thuốc. Theo ý kiến của nhiều đại biểu dự thảo Luật dược đã đề cập được một số vấn đề "nóng" hiện nay như lưu hành, cung ứng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh và quản lý Nhà nước về dược. Bạn đọc quan tâm đến dự thảo này có thể liên hệ với Vietlaw để nhận được sự hỗ trợ từ dịch vụ.

Trao đổi với báo giới bên lề kỳ họp về qui trình nhập khẩu thuốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Ngọc Trọng cho biết Bộ sẽ có qui định chặt chẽ việc kê khai giá thuốc đầu vào và số lượng thuốc thực nhập vào Việt Nam, và cam kết đảm bảo ổn định giá thuốc trong một thời gian nhất định. Kiểm tra, rà soát lại quy định trong đấu thầu thuốc của bệnh viện theo hướng giảm khâu trung gian khi phân phối, cung ứng thuốc. Bộ cũng chỉ đạo các bệnh viện có kế hoạch mua thuốc phù hợp với yêu cầu điều trị theo mô hình bệnh tật và không để người bệnh phải tự mua thuốc. Nhà thuốc bệnh viện sẽ được chấn chỉnh lại theo đúng các quy định, bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng với giá bán thấp hơn giá thị trường và thực hiện đúng quy định về bán thuốc theo đơn.

Ai chịu trách nhiệm khi thuốc tăng giá

Thảo luận về quản lý nhà nước về giá thuốc, đại biểu Nguyễn Thị Vân Lan (Ðà Nẵng) phân vân vì cho rằng, quy định Nhà nước quản lý về giá thuốc trên cơ sở toon trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của các cơ sở sản xuất như dự thảo thì Nhà nước chưa chủ động quản lý, chỉ khi nào giá thuốc tăng cao thì mới can thiệp. Nguyên Bộ trưởng Y tế, đại biểu Ðỗ Nguyên Phương (Bình Phước) khẳng định, người ta có thể trì hoãn việc mua một chiếc áo mới, nhưng không thể trì hoãn việc mua thuốc. Nói như vậy để thấy thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, tuân theo quy luật cung cầu. Thời gian qua, chúng ta mới chỉ chú trọng tới quản lý giá nhưng chưa quan tâm đến quy luật cung cầu. Do vậy, tăng cường quản lý nhưng giá thuốc đâu có giảm?". Theo ông Phương, riêng lĩnh vực quản lý nhà nước về thuốc cần bố trí 1 chương riêng trong luật và có quy định rõ việc kiểm nghiệm chất lượng thuốc cho các trung tâm khu vực, tỉnh... không để tình trạng doanh nghiệp tự kiểm soát chất lượng thuốc. Hơn nữa giá thuốc tăng, chất lượng thuốc kém một phần là do công tác thanh tra yếu kém. Thế nhưng dự luật lại không đề cập tới công tác thanh tra chuyên ngành.

Theo đại biểu Trương Thị Vân (Nghệ An), hiện chưa có văn bản pháp quy nào quy định Bộ y tế chịu trách nhiệm về quản lý giá thuốc. Hơn nữa, quản lý giá thuốc là một trong những nội dung chủ yếu của Luật dược, chính vì vậy cần có quy định rõ ràng, xác định rõ Bộ nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm về quản lý thuốc. Theo đại biểu, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ Y tế, Tài chính, Thương mại, Kế hoạch và Ðầu tư để quản lý giá thuốc. Luật cũng cần ghi rõ Bộ nào chịu trách nhiệm chính và theo đại biểu cần ghi rõ Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính về quản lý giá thuốc. Ðại biểu Nguyễn Thị Thanh Bình (Bình Ðịnh) cũng đề xuất Luật nên giao Bộ Tài chính là cơ quan quản lý chính về giá thuốc vì Bộ này đang quản lý các vấn đề về giá. Vấn đề giá thuốc có yếu tố thị trường, liên quan đến quy luật cung cầu, nếu giao cho Bộ Y tế chủ trì thì không ổn. Trái với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Sinh Hùng (thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, giá cả là chỉ tiêu tổng hợp, thuốc là hàng hóa đặc biệt được nhà nước quản lý nên trong dự thảo Luật trong các chương, điều đều có nội dung liên quan đến quản lý giá. Về giá cả, có nhiều bộ tham gia quản lý. Trong chức năng quản lý Nhà nước về giá, Bộ Tài chính giúp Thủ tướng Chính phủ để phối hợp các Bộ, ngành theo dõi tổng hợp, đề xuất những vấn đề chung nhất liên quan đến giá của các sản phẩm hàng hoá trong đó có giá thuốc. Trong trường hợp này, nên định rõ Bộ Y tế phối hợp với các bộ có liên quan thực hiện chức năng quản lý giá thuốc theo quy định của Chính phủ.

Luật chưa thể hiện rõ chính sách của Nhà nước về thuốc

Nhiều đại biểu cho rằng, các quy định của dự thảo Luật chưa thể hiện được quan điểm của Ðảng và Nhà nước về định hướng phát triển ngành dược, chưa quy định cụ thể các ưu đãi cần thiết nhằm giúp phát triển công nghiệp dược và chưa tạo ra được môi trường pháp lý, đầu tư thích ứng đối với lĩnh vực rất đặc thù này.

Ðại biểu Ðỗ Nguyên Phương cho rằng: chúng ta đã có chính sách quốc gia về thuốc ban hành năm 1995, lại có chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010. Chính sách về thuốc tập trung nhiều nội dung, nhưng nhấn mạnh hai vấn đề lớn là cung cấp đủ thuốc thiết yếu và an toàn chất lượng trong sử dụng thuốc. Trong dự thảo Luật, Chính sách nhà nước về thuốc có nêu nhiều vấn đề song tầm đề cập hai vấn đề đó chưa đầy đủ và chưa khả thi.Theo đại biểu Nguyễn Tài Lương (Hà Nội), dân ta sống trên hai kho thuốc là rừng và biển mà vẫn thiếu thuốc. Nhiều nước đầu tư lớn nghiên cứu, xây dựng nguồn dược liệu và sản xuất thuốc. Chúng ta phải triển khai chiến lược đầu tư theo chính sách phát triển nhất quán. Trong dự thảo Luật cần quy định rõ việc khuyến khích nuôi trồng dược liệu, là cây và con dùng làm thuốc. Theo ông Lương, thực phẩm chức năng nằm ở ranh giới giữa thực phẩm và thuốc. Trong nó có các hoạt chất sinh học, tác động mạnh đến cơ thể người. Một xu hướng trên thế giới gần đây là tăng cường việc chuyển sản xuất và sử dụng từ thuốc sang thực phẩm chức năng, vì nó có giá trị phòng bệnh rõ rệt. Vì thế nên đưa thực phẩm chức năng vào đối tượng điều chỉnh trong Luật là cần thiết.

(Anh Đức - Kinh Tế và Đô Thị)

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ chỉ đạo: khẩn trương giải quyết các vụ khiếu kiện kéo dài

Chính phủ chỉ đạo: khẩn trương giải quyết các vụ khiếu kiện kéo dài

Chính phủ chỉ đạo: khẩn trương giải quyết các vụ khiếu kiện kéo dài

Văn phòng Chính phủ vừa có Công điện hoả tốc gửi Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo: Khẩn trương rà soát lại các vụ việc khiếu kiện tồn đọng, kéo dài để giải quyết dứt điểm, không để công dân tập trung khiếu kiện tại Hà Nội

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)

Các đại biểu Quốc hội chiều Thứ bảy (7/5) đã cùng nhau ''mổ xẻ'' về dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi). Nhiều đại biểu nhật xét dự luật này như sách giáo khoa hay một tài liệu về thương mại, Luật thiếu chính sách thương mại cũng như tiếp cận những yêu cầu bức xúc của cuộc sống liên quan đến thương mại...

Hiến xác phải được sự đồng ý của gia đình

Hiến xác phải được sự đồng ý của gia đình

Hiến xác phải được sự đồng ý của gia đình

''Việc hiến xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện với sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên của người đó''. Đây là nội dung quan trọng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, đưa vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét sáng 6/5.