Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được bổ sung tại Luật Căn cước năm 2023 vừa được Quốc hội thông qua mới đây.
Theo đó, Điều 15 Luật Căn cước năm 2023 quy định 05 nhóm thông tin được thu thập vào Cơ sở dữ liệu căn cước gồm có:
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Tên gọi khác; Số định danh cá nhân; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính;
- Nơi sinh; Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch;
- Nhóm máu;
- Số chứng minh nhân dân 09 số; Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện;
- Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại;
- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;
- Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử;
2. Thông tin nhân dạng
3. Thông tin sinh trắc học: Ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói
4. Nghề nghiệp (ngoại trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu)
5. Trạng thái của căn cước điện tử: Khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.
Trong đó, thông tin mống mắt, ADN, giọng nói của công dân là những thông tin mới được thu thập so với Luật Căn cước công dân 2014.
Tuy nhiên, Luật mới cũng nhấn mạnh, riêng thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói chỉ được thu thập trong trường hợp:- Người dân tự nguyện cung cấp; hoặc
- Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc có trưng cầu giám định/thu thập được ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
Luật Căn cước số 26/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Nếu cần thêm thông tin, bạn đọc hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.