Luật Căn cước công dân được sửa đổi từ ngày 01/7/2021

Luật Cư trú 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, Luật này sửa đổi nhiều quy định ở một số luật khác, trong đó có Luật Căn cước công dân.

Cụ thể, khoản 1 Điều 9 của Luật Căn cước công dân năm 2014 sẽ được sửa đổi như sau:

Nội dung được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Quốc tịch;
- Tình trạng hôn nhân;
- Nơi thường trú;
- Nơi tạm trú;
- Tình trạng khai báo tạm vắng;
- Nơi ở hiện tại;
- Quan hệ với chủ hộ;
- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

Luật Căn cước công dân được sửa đổi từ 01/7/2021 (Ảnh minh họa)


So với trước đây, các thông tin được thu thập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có sự khác biệt:

- Bổ sung thông tin về “Tình trạng khai báo tạm vắng”, “Nơi tạm trú”.

- Bổ sung họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của thành viên hộ gia đình (trước đây chỉ có thông tin của chủ hộ).

Ngoài sửa đổi Luật Căn cước công dân, Luật Cư trú 2020 còn sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế, Luật Lý lịch tư pháp và Luật Thủ đô. 

>> Những điểm mới của Luật Cư trú ảnh hưởng đến mọi người dân

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(11 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục