Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới cho ôtô, xe máy

Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới cho ôtô, xe máy
(LuatVietnam) Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/09/2011 về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô 02 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
Trong đó, các loại xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 từ ngày 01/01/2017 và mức 5 từ ngày 01/01/2022; các loại xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí tải mức 3 từ ngày 01/01/2017.
 
Tiêu chuẩn khí thải mức 3, 4, 5 là tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn chất gây ô nhiễm có trong khí thải tương ứng với mức Euro 3, Euro 4 và Euro 5 được quy định trong quy định kỹ thuật về khí thải xe cơ giới của Ủy ban kinh tế châu Âu của Liên Hợp Quốc hoặc trong chỉ thị của Liên minh châu Âu áp dụng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
 
Cũng theo Quyết định này, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm xây dựng, ban hành, công bố quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe cơ giới mức 3, mức 4, mức 5 bảo đảm có hiệu lực theo đúng lộ trình quy định.
 
Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu sớm xây dựng, ban hành, công bố quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzel, nhiên liệu sinh học với chất lượng tương ứng tiêu chuẩn khí thải mức 3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ở mức 4 phải đảm bảo có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 và mức 5 phải đảm bảo có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
 
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/10/2011.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 2011 đến hết 2014, thí điểm cơ chế hải quan 1 cửa quốc gia

Từ 2011 đến hết 2014, thí điểm cơ chế hải quan 1 cửa quốc gia

Từ 2011 đến hết 2014, thí điểm cơ chế hải quan 1 cửa quốc gia

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan 01 cửa quốc gia áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Cơ chế hải quan 01 cửa quốc gia là hệ thống tích hợp cho phép các bên tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nộp hoặc gửi thông tin và chứng từ chuẩn hóa tới 01 điểm tiếp nhận duy nhất; các cơ quan Nhà nước xử lý dữ liệu và ra quyết định dựa trên hệ thống các quy trình, thủ tục thống nhất và đồng bộ...

Cá nhân được mua ngoại tệ ở mức 100 USD/người/ngày

Cá nhân được mua ngoại tệ ở mức 100 USD/người/ngày

Cá nhân được mua ngoại tệ ở mức 100 USD/người/ngày

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép. Theo quy định trong Thông tư này, cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến mục đích: Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài...

Từ 1/9, ngân hàng được phép cho vay trên 80% vốn huy động

Từ 1/9, ngân hàng được phép cho vay trên 80% vốn huy động

Từ 1/9, ngân hàng được phép cho vay trên 80% vốn huy động

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (Thông tư 13) quy định về các tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động của tổ chức tín dụng bằng việc ban hành Thông tư 22/2011/TT-NHNN (Thông tư 22) ngày 30/08/2011. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là NHNN đồng ý loại bỏ tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động ra khỏi danh mục các tỷ lệ an toàn vốn mà các tổ chức tín dụng phải đảm bảo theo như quy định trước đây...

Danh mục 6 nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển

Danh mục 6 nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển

Danh mục 6 nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển

Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1483/QĐ-TTg ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. Các sản phẩm hỗ trợ được phân vào 06 nhóm ngành là: Dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp lốp ôtô; cơ khí chế tạo và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao. Ở nhóm ngành dệt - may, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển là: Vải; hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộn phục vụ ngành nhuộm hoàn tất vải và phụ liệu ngành may...