Lấy ý kiến đại diện lao động khi xây dựng chính sách lao động

Lấy ý kiến đại diện lao động khi xây dựng chính sách lao động
(LuatVietnam)  Theo Nghị định số 53/2014/NĐ-CP quy định việc cơ quan quản lý Nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động do Chính phủ đã ban hành ngày 26/05/2014, cơ quan quản lý Nhà nước phải lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và trong quá trình xây dựng, triển khai chương trình phối hợp hành động phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động và đánh giá tình hình triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động.


Trong đó, việc lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động; được thực hiện thông qua văn bản; thông qua soạn thảo, tổ biên tập, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu mà đại diện tổ chức người lao động, người sử dụng lao động tham gia hoặc thông qua các cuộc họp, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn mà đại diện tổ chức người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham dự.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định chi tiết trách nhiệm tham gia ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương khi cơ quan quản lý Nhà nước có yêu cầu. Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương có trách nhiệm thu thập, tổng hợp ý kiến, tham gia với cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động; phối hợp thực hiện chương trình hành động phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động; đánh giá tình hình triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động và tổng hợp, báo cáo định kỳ (06 tháng và hằng năm) hoặc đột xuất về tình hình quan hệ lao động, đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển quan hệ lao động thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, gửi cơ quan quản lý Nhà nước để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền...


Nghị định này thay thế Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/07/2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2014.

  • LuậtViệtnam  
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Thông tư 65/2024/TT-BCA quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với người có Giấy phép lái xe (GPLX)  bị trừ hết điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe được ban hành ngày 12/11/2024.

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng

Theo Nghị định số 52/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/05/2014 quy định điều kiện, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này phải nộp tiền ký quỹ là 300 triệu đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động…

Hỗ trợ ổn định sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất

Hỗ trợ ổn định sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất

Hỗ trợ ổn định sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất

Ngày 15/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó, đáng chú ý là quy định về hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…

Giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác

Giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác

Giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác

Ngày 21/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2014/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, quyết định giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển với thời hạn tối đa 30 năm. Thời hạn giao khu vực biển có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm và chỉ được xem xét khi đáp ứng các điều kiện sau: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép hoặc Quyết định cho phép khai thác…