Lập “siêu Ủy ban” quản lý vốn tại 19 doanh nghiệp Nhà nước

Ngày 29/9/2018 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Ủy ban).

Ủy ban này là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện quyền của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và phần vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Có 19 doanh nghiệp do Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu, trong đó có: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam…

Lập “siêu Ủy ban” quản lý vốn tại 19 doanh nghiệp Nhà nước (Ảnh minh họa)

Tại các doanh nghiệp nêu trên, Ủy ban đảm nhiệm các nhiệm vụ như:

- Cử, bãi, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, quyết định tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng của người đại diện phần vốn Nhà nước;

- Quyết định việc tăng vốn, bổ sung vốn đầu tư nhà nước, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp của Nhà nước;

- Giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận, cổ tức…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 29/09/2018.

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục