Lao động nông thôn được Nhà nước hỗ trợ tiền học nghề

Lao động nông thôn được Nhà nước hỗ trợ tiền học nghề
LuatVietnam) Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 với mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 01 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đối tượng của Đề án này là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học; trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.
Lao động nông thôn học nghề được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng cho từng đối tượng cụ thể; được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề. Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
  • LuậtViệtnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Không được sử dụng đất lúa 2 vụ xây dựng sân golf

Không được sử dụng đất lúa 2 vụ xây dựng sân golf

Không được sử dụng đất lúa 2 vụ xây dựng sân golf

Đây là một tiêu chí quan trọng của Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009. Mục tiêu của Quy hoạch này là việc xây dựng sân golf phải bảo đảm phân bố hợp lý trên các vùng và cả nước; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, thể thao, dịch vụ của các địa phương; tạo việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững. Tiêu chí tổng hợp quan trọng nhất của một sân golf là tuyệt đối không được sử dụng đất lúa 2 vụ; trường hợp phải sử dụng đất lúa để xây dựng sân golf thì chỉ được sử dụng đất lúa một vụ năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao với diện tích không quá 5% tổng diện tích một sân golf đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (diện tích tối đa dành cho sân golf 18 lỗ là 100 ha);...

Người mua nhà ở thu nhập thấp phải có hộ khẩu tại nơi có nhà bán

Người mua nhà ở thu nhập thấp phải có hộ khẩu tại nơi có nhà bán

Người mua nhà ở thu nhập thấp phải có hộ khẩu tại nơi có nhà bán

Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 36/2009/TT-BXD ngày 16/11/2009 về việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp là hộ gia đình có ít nhất 01 người hoặc cá nhân (hộ độc thân) thuộc đối tượng sau đây: cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (kể cả trường hợp đã được nghỉ theo chế độ quy định); người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (kể cả trường hợp đã được nghỉ theo chế độ quy định);...

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính hưởng trợ cấp mất việc làm

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính hưởng trợ cấp mất việc làm

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính hưởng trợ cấp mất việc làm

Đó là hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 39/2009/TT-BLĐTBXH ngày 18/11/2009. Theo Thông tư này, tiền trợ cấp mất việc làm bằng số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm nhân với tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm và nhân với 01. Trong đó, số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm được xác định là tổng thời gian người lao động làm việc liên tục cho người sử dụng lao động đó được tính từ khi bắt đầu làm việc đến khi người lao động bị mất việc làm, trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 41 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ.

Chậm đưa đất vào sử dụng: phạt tiền đến 10 triệu đồng

Chậm đưa đất vào sử dụng: phạt tiền đến 10 triệu đồng

Chậm đưa đất vào sử dụng: phạt tiền đến 10 triệu đồng

Từ ngày 01/01/2010, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sẽ được thực hiện theo Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ. Ngoài những mức xử phạt mới so với quy định hiện hành, điểm nổi bật của Nghị định này là có bổ sung quy định về xử phạt đối với hành vi chậm đưa đất vào sử dụng. Theo đó, phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 02 triệu đồng đối với hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm quá thời hạn 12 tháng liền, không sử dụng đất trồng cây lâu năm quá thời hạn 18 tháng liền, không sử dụng đất trồng rừng quá thời hạn 24 tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.