Làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ bị phạt đến 10 triệu đồng

Ngày 06/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 03/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.

Theo đó, Nghị định này quy định phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng với một trong các hành vi: sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ, cứu trợ không đúng đối tượng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; chiếm đoạt hàng cứu trợ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời.

Làm thất thoát tiền cứu trợ bị phạt đến 10 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính áp dụng với cá nhân trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm; đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.

Tại Nghị định 03/2022, mức phạt tiền tối đa được quy định là 50 triệu đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100 triệu đồng đối với lĩnh vực đê điều; 250 triệu đồng đối với lĩnh vực thủy lợi.

Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, với cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 06/01/2022.

Nếu có thắc mắc liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199  để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.