Ký điều ước quốc tế trái Hiến pháp, xử lý thế nào?

Ký điều ước quốc tế trái Hiến pháp, xử lý thế nào?Các đại biểu Quốc hội sáng 16/5 đã cùng nhau ''mổ xẻ'' dự án Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.

''Không thể quy định lơ lửng như vậy!''

 

Dự luật quy định trường hợp nội dung điều ước quốc tế trái với văn bản luật do Quốc hội ban hành thì phải báo cáo với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nếu gần kỳ họp Quốc hội thì cơ quan thường trực này phải báo cáo ngay ra toàn thể Quốc hội xin ý kiến, còn xa kỳ họp thì phải gửi văn bản xin ý kiến từng đại biểu Quốc hội.

Theo ý của Ban soạn thảo, quy định này nhằm đảm bảo linh hoạt, việc ký kết điều ước quốc tế rất cần kịp thời, nhanh chóng.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (ĐB Quốc hội TP.HCM) chưa hài lòng. ''Không thể quy định lơ lửng như vậy! Ký điều ước quốc tế có nội dung trái với Hiến pháp thì xử lý như thế nào? Có đặt ra vấn đề sửa Hiến pháp không?''. Ông dẫn chứng việc Pháp tham gia vào Cộng đồng Châu Âu, đã phải mười mấy lần phải sửa Hiến pháp.

ĐB Nguyễn Văn Hợp (Hải Dương) tán thành dự luật quy định những điều khoản của điều ước quốc tế rõ ràng, cụ thể thì có hiệu lực ngay. Còn những điều khoản chung, có tính nguyên tắc thì phải nội luật hoá. Bộ trưởng Tư pháp Uông Chu Lưu lưu ý rằng, việc dự thảo văn bản pháp luật mới phải không trái, không làm cản trở thực hiện cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia.

Cần dịch và công khai điều ước quốc tế

Phó Giám đốc Công an TP.HCM Phan Anh Minh (ĐB TP.HCM) băn khoăn: ''Dịch điều ước quốc tế thì công bố bản nào? Cơ quan trong nước muốn nội luật hoá nhưng không biết bản dịch nào là chính thống?''.

Theo ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn), việc dịch và công bố điều ước quốc tế chỉ đặt ra đối với điều ước đa phương. Vì điều ước song phương đã có bản tiếng Việt. ''Điều ước đa phương, như gia nhập WTO, chịu sự quy định của tổ chức đó. Trường hợp này cần quy định việc dịch sang tiếng Việt và người có thẩm quyền phải ký vào bản dịch để công bố'', ông đề xuất.

ĐB Nguyễn Văn Hợp tỏ ý lo ngại khi thời gian qua, việc thực hiện một số cam kết quốc tế chưa được nghiêm túc, ''chỉ vì lợi ích cục bộ, mà tổn hại đến uy tín quốc gia''.  Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đồng tình: ''Cần quy định mạnh mẽ việc thực hiện nghiêm chỉnh điều ước quốc tế, thể hiện với thế giới Việt Nam là đối tác tin cậy''.

Luật về điều ước quốc tế sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp này và dự kiến có hiệu lực từ 1/1/2006. Những thoả thuận quốc tế do bộ, ngành, toà án, viện kiểm sát tối cao, địa phương, tổ chức chính trị xã hội... ký kết sẽ được điều chỉnh riêng bằng một pháp lệnh (dự kiến ban hành trước thời điểm Luật này có hiệu lực).

(Văn Tiến - VietNamNet)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Ban hành Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kiểm toán

Ban hành Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kiểm toán

Ban hành Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kiểm toán

Bộ Tài chính vừa ban hành quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kiểm toán. Theo đó, người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các điều kiện theo quy định...

Luật Giáo dục sửa đổi: Đề nghị hoãn thông qua

Luật Giáo dục sửa đổi: Đề nghị hoãn thông qua

Luật Giáo dục sửa đổi: Đề nghị hoãn thông qua

Hôm nay, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận về dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. Trước đó, đã có một số nhà khoa học- giáo dục lên tiếng đề nghị tạm hoãn việc thông qua dự thảo này. Sau đây là cuộc trao đổi với GS Phạm Phụ, trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục.

Luật Dược: Bảo vệ được quyền lợi của người bệnh

Luật Dược: Bảo vệ được quyền lợi của người bệnh

Luật Dược: Bảo vệ được quyền lợi của người bệnh

Cùng với Bộ luật dân sự, dự án Luật dược sau khi trình trước Quốc hội đã nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu, trong đó đặc biệt là những quy định về quản lý giá thuốc. Theo ý kiến của nhiều đại biểu dự thảo Luật dược đã đề cập được một số vấn đề "nóng" hiện nay như lưu hành, cung ứng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh và quản lý Nhà nước về dược.