Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩn tại nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Ô nhiễm thực phẩm vấn tồn tại ở tất cả các khâu nuôi, trồng, chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm. Việc kiểm soát thực phẩm lậu, kiểm tra vệ sinh an toàn đối với thực phẩm tại các cửa khẩu chưa tốt.
Để khắc phục những yếu kém nêu trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT tăng kinh phí và huy động các nguồn lực từ xã hội và các tổ chức quốc tế cho các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm cho nông dân, người sản xuất và kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ; Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các cấp tích cực triển khai áp dụng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị, cá nhân áp dụng khoa học, công nghệ sản xuất, kinh doanh tiên tiến, sản xuất các sản phẩm an toàn thay thế các loại phụ gia thực phẩm độc hại; Các Bộ Y tế, NN&PTNT, Thuỷ sản, Công nghiệp, Thương mại, KH&CN, GD&ĐT, Tài chính, theo chức năng và nhiệm vụ được giao tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản Quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu thực tế và hội nhập quốc tế; Thanh tra, kiểm tra thường xuyên và xử phạt nghiêm đối với mọi đối tượng sản xuất , kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ Y tế được Phó Thủ tướng giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành ngay các thủ tục cần thiết đề nghị Quốc hội đưa Dự án Luật an toàn vệ sinh thực phẩm thay thế pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội.
(Theo Hà Nội Mới)