Không được lợi dụng tài trợ giáo dục để ép đóng tiền

Ngày 14/6/2019, Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục 2019 với nội dung đáng chú ý là nghiêm cấm lợi dụng tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng tiền hoặc hiện vật.

Luật Giáo dục 2019 đã mở rộng thêm đối tượng và các hành vi bị cấm. Theo đó, bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục là lợi dụng việc tài trợ để ép buộc cá nhân, tổ chức phải đóng tiền hoặc hiện vật.

Đây là một trong những quy định hoàn toàn mới so với Luật Giáo dục 2005 trước đây.

không lợi dụng tài trợ giáo dục để ép đóng tiền
Bổ sung thêm hành vi cấm lợi dụng tài trợ giáo dục để ép đóng tiền (Ảnh minh họa)


Lúc này, việc tài trợ, ủng hộ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, chỉ nhằm hỗ trợ hoạt động dạy – học, tăng cường cơ sở vật chất… mà tuyệt đối không được lợi dụng để ép buộc đóng góp cũng như coi việc tài trợ là điều kiện cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo.

Không chỉ vậy, Luật mới cũng nghiêm cấm các hành vi sau trong cơ sở giáo dục:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học;

- Xuyên tạc nội dung giáo dục;

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh;

- Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự;

- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Nguyễn Hương
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.