Không khuyến khích nhập khẩu sữa và ô tô

Không khuyến khích nhập khẩu sữa và ô tô
(LuatVietnam) Ngày 25/3/2011, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Quyết định số 1380/QĐ-BCT, về việc ban hành Danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu.
Theo Danh mục này, có tới gần 100 nhóm mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, bao gồm: Các sản phẩm mặt hàng động vật sống; Thịt và phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ; Cá và động vật giáp xác; Sữa và sản phẩm từ sữa; Trứng gia cầm; Mỡ, dầu động vật hoặc thực vật; Rau và các loại rau củ quả, các chế phẩm từ rau quả; Chế phẩm từ ngũ cốc, bột; Đồ uống, rượu và giấm…
 
Trong đó, Bộ Công Thương đặc biệt hạn chế nhập các mặt hàng sữa, kem, bơ... và hàng ô tô, các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người, không khuyến khích nhập ô tô chơi golf, xe có dung tích xi lanh dưới 1.800 cc, xe từ 2.000 cc tới dưới 2.500 cc, xe từ 2.500 cc trở lên…
 
Theo thống kê của Bộ Công Thương, hai tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng trong mục nhóm hàng hạn chế nhập khẩu như nguyên phụ liệu thuốc lá, ô tô, hàng tiêu dùng, rượu bia, mỹ phẩm... đã đạt gần 1,1 tỉ USD, chiếm 7,4% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Được biết, việc Bộ Công Thương ban hành Danh mục với gần 100 mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu lần này nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 39/NQ-CP ngày 04/10/2010 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
 
Tại Nghị quyết 39/NQ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì thực hiện kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, nhất là đối với Danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, các nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn hoặc tăng mạnh trong thời gian gần đây mà trong nước đã sản xuất được và có dấu hiệu cung vượt cầu; khẩn trương xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu chuyên ngành và có các chính sách kiểm soát nhập siêu hiệu quả nhằm bảo vệ sản xuất trong nước...
  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Được vay ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa

Được vay ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa

Được vay ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa

Ngày 24/3/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 07/2011/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng vay là người cư trú. Theo đó, TCTD được phép hoạt động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn: Để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng vay có ngoại tệ để trả nợ vay từ nguồn thu sản xuất - kinh doanh, mua của tổ chức tín dụng cho vay hoặc tổ chức tín dụng khác được cam kết bằng văn bản; Cho vay ngắn hạn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu...

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 31/12/2020

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 31/12/2020

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 31/12/2020

Ngày 23/3/2011, Chính phủ đã có Nghị định số 20/2011/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, miễn thuế sử sụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối; toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo...

Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000đ/trường hợp

Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000đ/trường hợp

Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000đ/trường hợp

Ngày 21/3/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi. Theo đó, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng/trường hợp; nuôi con nuôi nước ngoài là 9 triệu đồng/trường hợp; đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện là 3 triệu đồng/trường hợp. Các trường hợp được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước bao gồm: Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận con nuôi ở vùng sâu, vùng xa...

Áp “biên độ” mới cho phí môi giới chứng khoán

Áp “biên độ” mới cho phí môi giới chứng khoán

Áp “biên độ” mới cho phí môi giới chứng khoán

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2011/TT-BTC (Thông tư 38) quy định về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán. Theo đó, phí môi giới mua, bán chứng khoán (áp dụng cho cả chứng khoán đăng ký giao dịch tại UPCOM) đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ mà các công ty chứng khoán thu là từ 0,15% đến 0,5% giá trị giao dịch, với trái phiếu là 0,02 % đến 0,1% giá trị giao dịch. Như vậy, so với các quy định trước đó, Thông tư 38 của đã tạo ra một “biên độ” mới cho phí giao dịch chứng khoán...