3 trường hợp không được ủy quyền đăng ký hộ tịch

Bộ Tư pháp mới đây đã ban hành Thông tư 04/2020/TT-BTP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.


3 trường hợp không được ủy quyền cho người khác đăng ký hộ tịch (Ảnh minh họa)

Thông tư 04 cho phép người dân ủy quyền cho người khác thực hiện thay trong hầu hết việc đăng ký hộ tịch như yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch.

Tuy nhiên, có 03 trường hợp không cho phép ủy quyền đăng ký hộ tịch gồm:

- Đăng ký kết hôn;

- Đăng ký lại việc kết hôn;

- Đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Dù không được ủy quyền nhưng lại cho phép một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Khi ủy quyền cho người khác đi đăng ký hộ tịch, việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

Tuy nhiên, ông bà đăng ký khai sinh cho cháu không cần Giấy ủy quyền.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục