Không được trùng tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc
LuatVietnam) Quy định nói trên được thực hiện kể từ ngày 01/01/2011 theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/4/2010. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.
Kể từ ngày 01/01/2011, không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2010, việc chống trùng, nhầm lẫn tên doanh nghiệp được thực hiện trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp với quy định hiện hành nhưng không phù hợp với quy định về chống trùng, nhầm lẫn tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc không bắt buộc phải đăng ký đổi tên; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp.
Cũng theo Nghị định này, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trước khi Nghị định này có hiệu lực không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi sang giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp, mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2010 và thay thế Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT công bố thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi lĩnh vực giáo dục, đào tạo với nước ngoài được Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành ngày 31/10/2024.
LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 08/11 - 14/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến lĩnh vực Luật Hành chính, Luật Tài chính, Luật Đất đai.
Được quy định tại Thông tư 32/2024/TT-BGTVT về quản lý giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, do trung ương quản lý.
(LuatVietnam) Kể từ ngày 01/6/2010, việc cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại có thể lên đến tối đa 500 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo Nghị định này, các lĩnh vực cho vay gồm có: cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn; cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn và cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.
Tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010, Chính phủ đã đưa ra 6 giải pháp nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010. Đó là các giải pháp: tập trung kiềm chế lạm phát; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán; bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng; tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội.
(LuatVietnam)Từ ngày 01/5/2010, tăng thêm 12,3% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với một số đối tượng. Điều này được quy định tại Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ. Theo Nghị định này, các đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp gồm có: cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ đang hương lương hưu và trợ cấp hàng tháng;...
Theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01/5/2010 là 730.000 đồng/tháng. Mức lương này được áp dụng đối với: cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức, quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.