Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc

Ngày 01/01/2021 là thời điểm chính thức có hiệu lực của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 với nhiều điểm mới đáng chú ý. Một trong số đó là quy định về trợ cấp thôi việc của người lao động.

Theo quy định hiện nay tại Điều 43 Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Đồng thời, căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động hiện hành, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động không phải chi trả trợ cấp thôi việc gồm:

- Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu;

- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.


Thêm trường hợp không được trợ cấp thôi việc từ năm 2021 (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, những điều này chưa được quy định cụ thể, khiến người sử dụng lao động còn gặp khó khăn trong quá trình áp dụng. Để khắc phục tình trạng này, đồng thời quy định thêm một số trường hợp khác không được hưởng trợ cấp thôi việc, Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, từ 01/01/2021, theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, có 04 trường hợp người lao động không được trợ cấp thôi việc.

Bộ luật Lao động được Quốc hội chính thức thông qua ngày 20/11/2019.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.