Không được mua bán, thế chấp đất quốc phòng, an ninh

Nghị quyết số 132/2020/QH14 thông qua ngày 17/11/2020 thí điểm chính sách tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp hoạt động lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế.


Không được mua bán thế chấp đất quốc phòng, an ninh (Ảnh minh họa)

Theo đó, các đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.

Không chỉ vậy, với tài sản gắn liền với đất quốc phòng, an ninh, các đơn vị, doanh nghiệp này cũng không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn.

Đồng thời, khi có quyết định chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp hoạt động lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, các đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an này được sử dụng đất quốc phòng, an ninh và tài sản gắn liền với đất để thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo đúng phương án được phê duyệt. Đồng thời, được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phải có hóa đơn điện tử cho từng lần mua bán vàng

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông báo 221/TB-VPCP ngày 15/5/2024 của Văn phòng Chính phủ kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp với tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.