Không được lấy ý kiến con ở với ai sau ly hôn trước mặt cha mẹ để tránh gây áp lực

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Liên quan đến giải quyết việc nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình số , Nghị quyết này hướng dẫn:

Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;

- Không được lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;

- Không được ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.

Không được lấy ý kiến con ở với ai sau ly hôn trước mặt cha mẹ
Không được lấy ý kiến con ở với ai sau ly hôn trước mặt cha mẹ (Ảnh minh họa)

“Quyền lợi về mọi mặt của con” phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:

- Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;

- Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;

- Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;

- Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;

- Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;

- Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;

- Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.

“Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha không tốt hơn điều kiện của người mẹ thì Tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.

Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ đề nghị Luật Đất đai, Luật Nhà ở có hiệu lực sớm từ 01/8/2024

Chính phủ đề nghị Luật Đất đai, Luật Nhà ở có hiệu lực sớm từ 01/8/2024

Chính phủ đề nghị Luật Đất đai, Luật Nhà ở có hiệu lực sớm từ 01/8/2024

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông báo 245/TB-VPCP ngày 25/5/2024 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thường trực Chính phủ về tình hình chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục, điều kiện trình Quốc hội các văn bản có hiệu lực thi hành sớm đối với các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản.