Không được đấu thầu quốc tế khi nhà thầu EPC trong nước có khả năng thực hiện

Không được đấu thầu quốc tế khi nhà thầu EPC trong nước có khả năng thực hiện
(LuatVietnam) Ngày 17/05/2011, Thủ tướng đã có Chỉ thị số 734/CT-TTg về chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC (là gói thầu tư vấn, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) trong đó có nhiều chính sách bảo vệ các nhà thầu EPC trong nước.
Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo đối với các gói thầu EPC mà khả năng các nhà thầu trong nước đảm nhận được trên 50% khối lượng công việc thì không được tổ chức đấu thầu quốc tế mà phải tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước; đối với phần thiết bị, công nghệ trong nước không sản xuất được thì có thể tách phần thiết bị công nghệ thành một gói thầu riêng để tổ chức đấu thầu quốc tế hoặc giao nhà thầu trong nước đã trúng thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu phụ đặc biệt để cung cấp thiết bị.  
 
Trường hợp các gói thầu EPC có giá trị, quy mô lớn yêu cầu công nghệ đa dạng, phức tạp thuộc các dự án quan trọng của ngành hoặc dự án quan trọng quốc gia thì Bộ quản lý ngành phải thành lập các Hội đồng khoa học về kinh tế - kỹ thuật để nghiên cứu và đề xuất phương án đánh giá chất lượng, tuổi thọ thiết bị…
 
Đối với các dự án, gói thầu được triển khai trong thời gian tới mà phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ trong việc thực hiện dự án theo hình thức EPC thì trong hồ sơ mời thầu cần quy định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật không thấp hơn 90% tổng số điểm hoặc tất cả tiêu chuẩn chính phải đạt.
 
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ thị: Các hợp đồng đang thực hiện thuộc dự án nhóm A đã chậm so với kế hoạch từ 6 tháng trở lên và chưa thực hiện quyết toán, cần phải gửi báo cáo cụ thể nguyên nhân và thiệt hại kinh tế do chậm tiến độ, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đánh giá.
 
Các hợp đồng đang trong giai đoạn ký kết hợp đồng cần rà soát các điều kiện của dự thảo hợp đồng, trong trường hợp thấy không đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả thì kiên quyết không ký kết hợp đồng; xác định rõ các chế tài trong hợp đồng đủ mạnh để ràng buộc nhà thầu phải đảm bảo tiến độ, chất lượng của công trình, kiểm soát chi phí trong tổng mức đầu tư.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Buộc thôi việc công chức tự ý nghỉ quá 07 ngày/tháng

Buộc thôi việc công chức tự ý nghỉ quá 07 ngày/tháng

Buộc thôi việc công chức tự ý nghỉ quá 07 ngày/tháng

Ngày 17/05/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức trong đó quy định 06 hình thức kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và 04 hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ quản lý. Trong đó đáng chú ý là quy định về hình thức kỷ luật buộc thôi việc, cụ thể: Công chức tự ý nghỉ việc từ 07 ngày/tháng hoặc từ 20 ngày/năm trở lên mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo văn bản 03 lần liên tiếp thì sẽ bị buộc thôi việc...

Tăng thuế GTGT, giảm thuế TNDN

Tăng thuế GTGT, giảm thuế TNDN

Tăng thuế GTGT, giảm thuế TNDN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 với nhiều thay đổi trong chính sách thuế. Trong đó đáng chú ý, Thủ tướng chủ trương sửa đổi, bổ sung thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng dịch vụ không chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường...