6 trường hợp không được công nhận người có công với cách mạng

Điều 53 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định các trường hợp không xem xét công nhận người có công với cách mạng.

khong duoc cong nhan nguoi co cong voi cach mang
6 trường hợp không được công nhận người có công với cách mạng (Ảnh minh họa)

Cụ thể, các trường hợp đó gồm:

- Tham gia các hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước;

- Đào ngũ, phản bội, chiêu hồi;

- Đang chấp hành án phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo, tù chung thân, tử hình hoặc bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia (hiện nay theo Pháp lệnh năm 2005 trường hợp này sẽ bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi);

- Bị tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu công an nhân dân;

- Chết, bị thương, bị bệnh do tự mình gây ra; do vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của cơ quan, đơn vị; do tai nạn không phải do hành vi của đối tượng phạm tội gây ra;

- Người bị khai trừ khỏi Đảng dù hoạt động cách mạng trước 01/01/1945, từ 01/01/1045 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Như vậy, so với quy định hiện nay, từ ngày 01/7/2021 - ngày Pháp lệnh 2020 có hiệu lực, chính thức có 06 trường hợp nêu trên sẽ không được xem xét công nhận người có công với cách mạng.

Bên cạnh đó, Pháp lệnh mới thêm đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục