Không đổi Căn cước công dân hết hạn, phạt tiền đến 500.000 đồng

Đây là mức phạt mới theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/12/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi Chứng minh nhân dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2022, áp dụng quy định mới tại Nghị định 144/2021, hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

khong doi can cuoc cong dan het han
Không đổi Căn cước công dân hết hạn, phạt tiền đến 500.000 đồng (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân, những trường hợp đổi căn cước công dân gồm:

- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;

- Khi công dân có yêu cầu.

Ngoài ra, thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

- Bị mất thẻ Căn cước công dân;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Nghị định 144/2021 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Nếu gặp vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Nghị định mới về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự

Đã có Nghị định mới về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự

Đã có Nghị định mới về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự

Ngày 31/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.