Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, tại Công văn 1627/BGDĐT-NGCBQLGD, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc công tác tuyển dụng và bảo đảm đủ số lượng giáo viên, trong khi không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính ảnh hưởng đến công tác này. Cụ thể:
- Tuyển dụng giáo viên theo đúng chỉ tiêu biên chế: Các địa phương phải nhanh chóng hoàn thành công tác tuyển dụng, đảm bảo không thiếu giáo viên cho các cấp học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, không để công tác sắp xếp bộ máy hành chính ảnh hưởng đến việc tuyển dụng giáo viên, đảm bảo đủ biên chế theo chỉ tiêu được giao.
- Đảm bảo nguồn tuyển dụng giáo viên:
- Cung cấp thông tin minh bạch về nhu cầu tuyển dụng giáo viên để thu hút lao động có chất lượng.
- Xây dựng chính sách thu hút giáo viên về làm việc tại các địa phương.
- Đặt hàng đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo theo nhu cầu thực tế của các tỉnh, thành phố.
- Tăng cường bồi dưỡng giáo viên sử dụng thành thạo tiếng dân tộc thiểu số, đặc biệt là những giáo viên chưa qua đào tạo chuyên sâu về dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
- Điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu: Các tỉnh, thành phố cần rà soát số lượng giáo viên ở từng khu vực, xác định các khu vực thiếu giáo viên và tiến hành điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu. Các địa phương cũng cần lập báo cáo về tình hình thiếu hụt giáo viên từ năm học 2026-2027 đến năm học 2030-2031.
- Sắp xếp lại các cơ sở giáo dục: Bộ yêu cầu các địa phương rà soát lại cơ sở vật chất của các trường học, đồng thời tiến hành sắp xếp các điểm trường sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo thuận lợi cho học sinh và phụ huynh. Bộ cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào xã hội hóa giáo dục nhằm giảm thiểu gánh nặng ngân sách nhà nước.