Bộ luật Lao động mới: Không còn lương tối thiểu ngành

Quy định về lương tối thiểu từ ngày 01/01/2021 khi Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực sẽ có thay đổi mới.

Hiện nay, theo Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012, mức lương tối thiểu vùng được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.


Bộ luật Lao động mới: Không còn lương tối thiểu theo ngành (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tại Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu chỉ còn được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng và giờ (bỏ quy định xác lập theo ngành và ấn định theo ngày so với quy định cũ.

Đồng nghĩa, việc xác định mức lương tối thiểu ngành thông qua thương lượng tập thể ngành, ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cũng không còn được áp dụng từ ngày 01/01/2021 - thời điểm Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực.

Mức lương tối thiểu được Bộ luật 2019 định nghĩa là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.

Hiện nay, theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng cụ thể là:

Vùng I: 4,42 triệu đồng/tháng;

Vùng II: 3,92 triệu đồng/tháng;

Vùng III: 3,43 triệu đồng/tháng;

Vùng IV: 3,07 triệu đồng/tháng.

Bộ luật này được thông qua ngày 20/11/2019.

>> Tiền lương của người lao động từ 2021 có gì thay đổi?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.