Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn 3835/VPCP-KTTH, trong đó quy định rõ: Không ban hành quy định tạm thời hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. Đồng thời yêu cầu Bộ KH&ĐT khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư trong tháng 8/06.
Trong thời gian chờ đợi, những trường hợp vướng mắc Bộ KH&ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.
Công văn 3835/VPCP-KTTH thay thế Công văn 3775/VPCP-KTTH ban hành ngày 18/7.
Theo Công văn số 3775/VPCP-KTTH, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT được uỷ quyền ban hành văn bản tạm thời quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư trước ngày 21/7/06. Đồng thời khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để hoàn chỉnh Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, trình Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 8/06.
Thực tế, đến nay, sau gần 1 tháng Luật Đầu tư và Luật DN có hiệu lực nhưng vẫn chưa có các hướng dẫn thực hiện, gây khó khăn cho các DN và các nhà đầu tư.
Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 6/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, khẩn trương ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp, Luật Ãầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp.
Đồng thời yêu cầu tiếp tục rà soát, loại bỏ ngay các quy định không phù hợp, gây cản trở cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nhất là các "giấy phép con".
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh để thúc đẩy phát triển. Kịp thời xử lý các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Coi trọng hoạt động đào tạo nghề, chấp hành pháp luật lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.Â
Chính phủ yêu cầu tiến hành rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng, thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Tiếp tục thực hiện các lộ trình giảm thuế, nghiên cứu các cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất trong nước một cách hợp lý trong khuôn khổ các cam kết quốc tế; xây dựng đề án nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức khi trở thành thành viên của WTO.