Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tại Nghị quyết 02/2020.
4 trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Ảnh minh họa)
Theo đó, Điều 4 Nghị quyết này nêu rõ 04 trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm:
- Dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã bị ngừng hoạt động như phong tỏa toàn bộ tài khoản duy nhất của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp bị ngừng hoạt động;
- Áp dụng biện pháp cấm dịch chuyển quyền tài sản với tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài sản với tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba hoặc dùng để đấu giá và người mua đã nộp đủ tiền mua…
- Áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng được dùng để thanh toán nghĩa vụ với tổ chức tín dụng theo hợp đồng tín dụng;
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với tài sản:
- Bị cấm lưu thông;
- Phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng;
- Tài sản của cá nhân gồm lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu; thuốc cần dùng để chữa bệnh; đồ thờ cúng thông thường; công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn; đồ dùng sinh hoạt thiết yếu…
- Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã… gồm lương thực, thực phẩm, dụng cụ… phục vụ bữa ăn của người lao động; nhà trẻ, trường học…
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/12/2020.