Hướng dẫn thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng

Ngày 14/6/2019 vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2470/QĐ-BYT hướng dẫn thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em.

Việc tiêm chủng cho trẻ có thể được thực hiện tại cơ sở ngoài bệnh viện và tại bệnh viện.

khám sàng lọc trước tiêm chủng
Hướng dẫn thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng (Ảnh minh họa)


Với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện thì bác sĩ, y sĩ là người trực tiếp thăm khám cho trẻ, ghi thông tin và trực tiếp đo, ghi kết quả nhiệt độ cho trẻ khi không có điều dưỡng viên, hộ sinh viên. Cán bộ y tế khám sàng lọc trước tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng:

+ Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;

+ Nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp y hoặc trung cấp điều dưỡng - hộ sinh trở lên.

Trong đó, các bước thực hiện gồm:

- Hỏi tiền sử và các thông tin liên quan;

- Đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại;

- Kết luận.

Tất cả nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm, lưu tại các điểm tiêm chủng trong thời gian 15 ngày.

Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện thì bác sỹ, y sĩ khám sàng lọc trước tiêm chủng phải phối hợp với các thầy thuốc chuyên khoa (nếu cần) để đưa ra kết luận về chỉ định tiêm chủng cho trẻ.

Theo đó, các bước thực hiện là:

- Bác sỹ tư vấn, khám sàng lọc tiêm chủng phải khám đánh giá toàn diện và đưa ra kết luận về điều kiện tiêm chủng cho trẻ;

- Bác sĩ chuyên khoa khi được yêu cầu sẽ phối hợp với cán bộ tiêm chủng thực hiện tiêm chủng và theo dõi sau tiêm chủng cho trẻ khi cần.

Quyết định này được ban hành ngày 14/6/2019.

>> Sau tiêm chủng, trẻ phải được theo dõi tại nhà trong 24 giờ

Nguyễn Hương
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục