Khám giám định thương tật phải xác định “có” hay “không có” di chứng

Đây là nội dung đáng chú ý tại Công văn 3250/BYT-KCB về việc khám giám định thương tật đối với thương binh, tai nạn lao động được Bộ Y tế ban hành ngày 10/6/2019 vừa qua.

Khám giám định thương tật
Khám giám định thương tật phải xác định “có” hay “không có” di chứng (Ảnh minh họa)


Theo nội dung Công văn này, trong quá trình khám, giám định, kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể, Hội đồng giám định y khoa phải xác định được 03 vấn đề:

- “Có” hay “Không có” di chứng tổn thương của thương tích do tai nạn lao động (đối với người lao động), hoặc thương tật do vết thương, chấn thương (đối với thương binh) gây ra.

Nếu có di chứng thì đánh giá tính chất, mức độ, tình trạng của di chứng.

- Vị trí, tính chất, mức độ, tình trạng tổn thương của thương tích.

- Mức độ (tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể/suy giảm khả năng lao động), bao gồm cả tỷ lệ % tổn thương của thương tích và tỷ lệ % do di chứng tổn thương gây ra (nếu có).

Để xác định được các vấn đề nêu trên, Hội đồng giám định y khoa phải căn cứ vào Giấy chứng nhận thương tích hoặc Bản trích lục hồ sơ thương tật, hồ sơ khám giám định và các giấy tờ có liên quan để khám giám định.

Hội đồng giám định y khoa các cấp có trách nhiệm nghiên cứu, tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và các hướng dẫn tại Công văn này.

>> Các mức trợ cấp cho thương binh mới nhất hiện nay

Thùy Linh
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.