Khai thác gỗ trái phép: phạt tiền đến 200 triệu đồng
(LuatVietnam) Theo quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, người có hành vi lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng quy định cho phép thì có thể bị xử phạt đến 200 triệu đồng nếu khai thác trái phép từ trên 7m3 đến 12,5m3 gỗ thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA trong rừng sản xuất hoặc khai thác trái phép từ trên 5m3 đến 10m3 gỗ thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA trong rừng phòng hộ hoặc khai thác trái phép từ trên 2,5m3 đến 5m3 gỗ thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA trong rừng đặc dụng. Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc trồng rừng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nếu thiếu trách nhiệm để rừng bị phá trái pháp luật cũng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này.
Nghị định cũng quy định, phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 01 triệu đồng đối với hành vi mang dụng cụ thủ công, cơ giới vào rừng để săn bắt động vật rừng (chim, thú, các loài thủy sinh) hoặc săn bắt động vật trong mùa sinh sản. Người có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng nếu gây hậu quả cháy rừng đặc dụng dưới 1.000m2 hoặc cháy rừng phòng hộ dưới 1.500m2 hoặc cháy rừng sản xuất dưới 2.000m2. Người chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 01 triệu đồng nếu chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng; nếu chăn thả gia súc trong rừng trồng dặm cây con, rừng trồng mới dưới ba năm, rừng khoanh nuôi tái sinh thì phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng; những người này còn có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí để trồng lại rừng bị thiệt hại do gia súc gây ra.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 và thay thế Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ.
Nội dung này được quy định tại Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân,… được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024.
Đây là một tong những nội dung tại Chỉ thị 47/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp Nhà nước.