Thay đổi khái niệm "Hợp đồng lao động" từ 01/01/2021

Nội dung đáng chú ý này được quy định tại Bộ luật Lao động số 45 năm 2019 sẽ chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2021 tới đây.

Cụ thể, hiện nay, Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 quy định, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.


Thay đổi khái niệm Hợp đồng lao động từ 01/01/2021 (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, theo Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019, khái niệm về hợp đồng lao động đã sửa đổi cụ thể như sau:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Như vậy, từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng, các thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng bao gồm nội dung việc làm có trả công, tiền lương, quản lý, điều hành, giám sát của một bên đều được coi là hợp đồng lao động.

Đồng nghĩa, sắp tới đây, không còn phụ thuộc vào tên gọi loại hợp đồng hai bên ký kết để xác định hợp đồng lao động mà khái niệm này đã được mở rộng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.

Bộ luật Lao động được thông qua ngày 20/11/2019.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.