Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản bao gồm các nội dung chính như sau:
- Không có dự án đầu tư công.
- Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công thực hiện như sau:
Thời kỳ 2021 - 2030, ưu tiên các dự án đầu tư mới chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (titan, bô-xít, đất hiếm,niken, crômit), bao gồm:
- Dự án điện phân nhôm; dự án sản xuất Pigment (Đioxit titan); Dự án sản xuất alumin;
- Dự án tinh luyện kim loại màu; Dự án tuyển tách quặng cromit và thu hồi khoáng sản đi kèm;
- Dự án tuyển quặng apatit loại II; Dự án chế biến hợp chất niken;
- Dự án chế biến quặng đất hiếm (thủy luyện - chiết tách).
Thời kỳ quy hoạch dự báo từ 2030 - 2050, ưu tiên các dự án đầu tư mới có quy mô lớn, chiến lược, quan trọng như: Dự án luyện titan xốp/titan kim loại; Dự án điện phân nhôm; Dự án chế biến hợp chất niken/niken kim loại; Dự án thủy luyện và tách chiết đất hiếm.
Kế hoạch sử dụng đất để thực hiện quy hoạch cấp quốc gia sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành theo các nguyên tắc:
Triển khai các Dự án khai thác khoáng sản với mục đích sớm hoàn trả quỹ đất cho địa phương thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác, giảm thiểu ảnh hưởng của các khu vực khoáng sản đến kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất, tiến độ thực hiện các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản khi có đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với một số khu vực khoáng sản có tính chất đặc thù: Trữ lượng lớn, diện tích phân bố rộng, được khai thác bằng phương pháp lộ thiên với chiều sâu khai thác không lớn như bô-xít, titan…
Nhu cầu sử dụng đất cho Quy hoạch khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030 dự kiến khoảng 190.000 ha và khoảng 305.000 ha trong giai đoạn 2031 - 2050.
Xem chi tiết Quyết định 333/QĐ-TTg