3 trường hợp hủy khoanh nợ, hủy xóa nợ tiền chậm nộp thuế

Hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94 năm 2019 vừa được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020.

Theo đó, một trong những trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định.

hủy xóa nợ tiền chậm nộp thuế
3 trường hợp hủy khoanh nợ, hủy xóa nợ tiền chậm nộp thuế (Ảnh minh họa)

Không chỉ vậy, người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh; cá nhân, cá nhân kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình, chủ hộ gia đình, chủ doanh nghiệp tư nhân… được khoanh nợ, xóa nợ thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh mới cũng được hủy khoanh nợ, xóa nợ tiền chậm nộp thuế nhưng trừ một trong hai trường hợp sau:

- Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;

- Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhưng chưa được thanh toán.

Về hồ sơ hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, người nộp thuế bắt buộc phải có Quyết định khoanh nợ hoặc Quyết định xóa nợ đã ban hành.

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể được hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ mà cần thêm các tài liệu, giấy tờ khác theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 26/11/2019 và được tổ chức thực hiện trong 03 năm kể từ ngày 26/11/2019.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục