Hướng xử lý với thực phẩm không an toàn bị thu hồi

Nội dung này được Bộ Y tế quy định tại Thông tư 23/2018/TT-BYT quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ này.

Hướng xử lý với thực phẩm không an toàn bị thu hồi

Hướng xử lý với thực phẩm không an toàn bị thu hồi (Ảnh minh họa)


Cụ thể, sau khi bị thu hồi, những thực phẩm không đảm bảo an toàn sẽ được xử lý theo một trong các hình thức:

- Khắc phục lỗi ghi nhãn: Áp dụng đối với sản phẩm vi phạm về ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm;

- Chuyển mục đích sử dụng: Áp dụng đối với sản phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng được trong thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác;

- Tái xuất: Áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng;

- Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng hoặc mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất.

Thông tư này được ban hành ngày 14/09/2018, có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.

Xem thêm:

Luật An toàn thực phẩm và 8 quy định cần biết

Hướng dẫn cấp GCN an toàn thực phẩm cho siêu thị

9 trường hợp được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục