Cụ thể, Điều 77 Nghị định 65 giải thích yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với hàng hóa, bao bì, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, bao gồm:
Mẫu nhãn hiệu
Danh mục hàng hóa, dịch vụ xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế bảo hộ tại Việt Nam hoặc trích lục sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp hoặc thông qua việc đánh giá chứng cứ chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng.
Để xác định dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng/tương tự đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ: nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện; có một số thành phần hoàn toàn trùng/tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt về cấu tạo, phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng;
- Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng/tương tự về bản chất, chức năng, công dụng và đồng thời có cùng kênh tiêu thụ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất/chức năng hoặc phương thức thực hiện.
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 23/8/2023.
Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp.