Hướng dẫn xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả

Đây là một trong những nội dung được hướng dẫn tại Nghị định 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Theo Nghị định 17, thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.

Quyền tác giả, quyền liên quan được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây:

- Lợi ích vật chất/tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại: Lợi ích vật chất/tinh thần là kết quả của quyền tác giả, quyền liên quan và người bị thiệt hại là người có quyền hưởng lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó.

- Người bị thiệt hại có khả năng đạt nhận được lợi ích vật chất/tinh thần: Người bị thiệt hại có thể đạt được lợi ích vật chất/tinh thần đó trong điều kiện nhất định nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra.

Hướng dẫn xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả
Hướng dẫn xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả (Ảnh minh họa)

- Có sự giảm sút/mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó:

  • Trước khi xảy ra hành vi xâm phạm, người bị thiệt hại đã có lợi ích vật chất/tinh thần và sau khi hành vi xâm phạm xảy ra người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mất lợi ích mà họ đạt được trước khi có hành vi xâm phạm;

  • Giữa hành vi xâm phạm và sự giảm sút, mất lợi ích phải có mối quan hệ nhân quả.

Nghị định 17/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/4/2023.

Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục