Việc xác định nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng và điều chỉnh trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc được hướng dẫn tại Điều 2 như sau:
- Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc được điều chỉnh mức lương cơ sở:
Tổng số người làm việc, cán bộ, công chức, viên chức để xác định nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở là số thực có mặt tại thời điểm 01/7/2023 trong phạm vi số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (phê duyệt).
Không tổng hợp đối tượng vượt chỉ tiêu biên chế năm 2023; các đơn vị có trách nhiệm xử lý số biên chế dôi dư theo quy định của pháp luật.
Không tổng hợp người làm việc theo chế độ hợp đồng; các đơn vị bố trí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao và các nguồn thu hợp pháp khác để chi trả cho các đối tượng này.
- Nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng nêu trên căn cứ vào mức tiền lương cơ sở tăng thêm; hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ; hệ số phụ cấp lương, tỷ lệ các khoản đóng góp theo chế độ.
Nhu cầu kinh phí của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm cả phần ngân sách nhà nước cấp để thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với cơ sở y tế công lập, chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu cho các đối tượng do địa phương quản lý...
- Nhu cầu kinh phí điều chỉnh trợ cấp tăng thêm cho cán bộ cấp xã nghỉ việc được xác định căn cứ vào số đối tượng thực có mặt tại thời điểm 01/7/2023, mức trợ cấp tăng thêm tại Nghị định 42/2023/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Nội vụ về việc điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng.
Nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp, trợ cấp tính trên được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của năm 2023.
Thông tư 50/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 31/8/2023.
Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được giải đáp.