Thông tư cũng quy định không xử phạt trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm nhưng không đúng với khai hải quan mà việc làm thủ tục hải quan do doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát nhanh thay mặt chủ hàng thực hiện theo quy định của pháp luật, nếu không có căn cứ xác định có sự thông đồng giữa người gửi hàng, người nhận hàng và người làm thủ tục hải quan nhằm mục đích gian lận. Chỉ áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấy phép liên quan trực tiếp đến hàng hóa là tang vật vi phạm; trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cấp, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đó biết về việc xử lý của mình. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự trong địa bàn hoạt động hải quan, gây thương tích cho công chức hải quan đang thi hành công vụ hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng, phức tạp liên quan đến hành vi vi phạm làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính hoặc để đảm bảo việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- LuậtViệtnam
- LuậtViệtnam