Bộ Công Thương hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện sinh hoạt tại Thông tư số 16/2023/TT-BCT ban hành ngày 31/8/2023.
Theo Điều 3, hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt thể hiện bằng văn bản dưới dạng giấy hoặc dữ liệu điện tử. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng là tiếng Việt.
Các bên có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc tiếng nước ngoài.
hủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
Về người ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt, Điều 4 quy định:
Trường hợp bên mua điện gồm nhiều hộ sử dụng điện chung ký 01 hợp đồng thì người ký hợp đồng của bên mua điện là đại diện số hộ dùng chung ký hợp đồng và có văn bản ủy quyền của các hộ dùng chung khác.
Các hộ dùng chung cũng phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện.Tại hợp đồng phải ghi rõ số hộ dùng chung (có danh sách kèm theo) và giá bán điện được áp dụng theo quy định do Bộ Công Thương ban hành.
Trường hợp bên mua điện là người thuê nhà để ở thì người ký hợp đồng của bên mua điện được xác định theo quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
Thời hạn của hợp đồng do hai bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể thời hạn hợp đồng thì thời hạn của hợp đồng tính từ ngày ký đến ngày chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Thông tư 16/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 16/10/2023.
Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được giải đáp.