Hướng dẫn về cách thức kiểm điểm Đảng viên 2023

Đây là nội dung được nêu tại Hướng dẫn 25-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Ban Chấp hành Trung ương một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.

Theo đó, cách thức kiểm điểm Đảng viên được hướng dẫn thực hiện như sau:

- Về việc chuẩn bị kiểm điểm, thực hiện như sau:

  • Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng cấp có liên quan. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc.

  • Mỗi cá nhân làm một bản tự kiểm điểm.

  • Ban Thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp thành lập đoàn (hoặc tổ) công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm; phân công cấp ủy viên, cán bộ cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo, tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

  • Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu là 02 ngày. Đối với những nơi Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm thì thời gian kiểm điểm tối thiểu là 03 ngày.

Hướng dẫn về cách thức kiểm điểm Đảng viên 2023 (Ảnh minh họa)

- Về gợi ý kiểm điểm với tập thể, cá nhân, thực hiện như sau:

  • Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm với cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý khi cần thiết.

  • Ban Thường vụ cấp ủy các cấp gợi ý kiểm điểm với tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền (nếu cần).

  • Ban Tổ chức cấp ủy hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra cùng cấp và các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền về những tập thể, cá nhân cần gợi ý kiểm điểm và nội dung gợi ý kiểm điểm.

- Việc kiểm điểm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, thực hiện như sau:

  • Kiểm điểm tại chi bộ đang sinh hoạt Đảng.

  • Kiểm điểm tại tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác.

  • Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngoài việc kiểm điểm tại chi bộ đang sinh hoạt Đảng và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác thì phải thực hiện việc kiểm điểm tại nơi đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo đối tượng được quy định tại Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW.

  • Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thì kiểm điểm ở nơi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác nhiều hơn. Đối với cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm vị trí người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì việc kiểm điểm của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định.

  • Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác không thực hiện nhiệm vụ chuyên trách thì không kiểm điểm ở tổ chức, cơ quan, đơn vị đó nhưng phải báo cáo kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ kiêm nhiệm được giao đối với cả nơi công tác kiêm nhiệm và nơi công tác chính.

- Về đánh giá, xếp loại, thực hiện như sau:

  • Đánh giá, xếp loại Đảng viên tại chi bộ đang sinh hoạt.
  • Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý thì đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất.
  • Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ tương đương thì đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm ở nơi có thời gian công tác nhiều hơn.

Xem thêm nội dung Hướng dẫn 25-HD/BTCTW.

Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục