Hướng dẫn thực hiện quy định về kinh doanh vũ trường karaoke

Ngày 28/8, Bộ VH-TT đã ban hành Thông tư 69/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường karaoke, trò chơi điện tử quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐ-CP.

Theo đó, một số điều còn gây thắc mắc trong quy chế đã được giải thích và hướng dẫn chi tiết hơn. Ví như khoảng cách từ 200 m trở lên, quy định tại khoản 1 điều 32 và khoản 1 điều 38 của quy chế - khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện; cơ sở tôn giáo tín ngưỡng... có trước, chủ địa điểm kinh doanh, đăng ký kinh doanh hoặc xin giấy phép kinh doanh sau.

Tại khoản 5 điều 38 của quy chế quy định, địa điểm kinh doanh karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề. Vấn đề này sẽ được hiểu và thực hiện là, hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin giấy phép kinh doanh sau.

Trong trường hợp người kinh doanh đã được cấp giấy kinh doanh trước, hộ liền kề đến ở sau thì hộ liền kề không có quyền quy định tại khoản 5 điều 38 của quy chế.

Các đối tượng sau đây phải ngừng kinh doanh kể từ ngày Thông tư có hiệu lực: các phòng karaoke có diện tích từ 14 m2 đến 20 m2 trong các cơ sở lưu trú du lịch từ một sao trở lên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước ngày Nghị định 11/2006/NĐ-CP có hiệu lực. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư, kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử thì thời hạn kinh doanh và địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại giấy phép đã được cấp.

 

   Luật Việt Nam

      

 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.