Hướng dẫn mới nhất về tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để thống nhất trong việc định tội và xét xử các vụ án liên quan đến bảo hiểm, ngày 15/8/2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết một số thuật ngữ được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Hướng dẫn mới nhất tội gian lận trốn đóng bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa)
Cụ thể một số hành vi được giải thích như sau:

- Lập hồ sơ giả: là hành vi lập hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có giấy tờ, tài liệu giả (không có thật, không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng thời hạn…) để thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

- Lập hồ sơ bệnh án khống: là trường hợp không có việc khám bệnh, chữa bệnh hoặc có việc khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia BHYT nhưng không phải điều trị mà vẫn lập hồ sơ bệnh án.

- Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế: là hành vi lập, sử dụng hồ sơ, thẻ BHYT không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT của người khác để hưởng chế độ BHYT trái quy định.

- Trốn đóng bảo hiểm: là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia.

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt: là việc người phạm tội sử dụng công nghệ cao, móc nối với người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc thủ đoạn gian dối, mánh khóe khác để tiêu hủy chứng cứ, che giấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm…

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/9/2019.


Thùy Linh
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.