Hướng dẫn mới nhất về thuế thu nhập cá nhân

Ngày 27/03/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 62/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mà Thông tư 84/2008/TT-BTC về thuế TNCN ban hành tháng 09/2008 chưa quy định, quy định chưa rõ hoặc không hợp lý.

Thông tư có nhiều điểm mới về giảm trừ gia cảnh; đầu tư vốn; cổ phiếu (CP) thưởng; cho thuê nhà, tài sản; các loại thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế...

 

Mẹ kế, bố dượng là người phụ thuộc

Theo quy định mới, người nộp thuế có mẹ kế, bố dượng cũng được tính là người phụ thuộc nếu thỏa mãn một số điều kiện. Trước đây, thông tư 84 không cho phép cá nhân khai mẹ kế, bố dượng thỏa mãn các điều kiện trên là người phụ thuộc.

Thông tư 62/2009/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 62) cũng hướng dẫn cụ thể hơn về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà nội, ông bà ngoại, cô dì, chú bác, cậu ruột, anh chị em ruột, cháu ruột và các cá nhân khác vào người phụ thuộc, kể cả những người mà người nộp thuế không trực tiếp nuôi dưỡng. Với hướng dẫn này, khái niệm “phải nuôi dưỡng trực tiếp” rộng hơn, có thể người phụ thuộc đó ở cùng hộ khẩu với người nộp thuế, không cùng hộ khẩu hoặc ở nơi khác.

Trước đây, Thông tư 84/2008/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 84) không quy định rõ vì thế có thể hiểu là chỉ có những người như ông bà, cô dì... thỏa mãn các điều kiện về ngoài độ tuổi lao động, không có thu nhập, tàn tật... đang được người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng mới được coi là người phụ thuộc.

Xem thêm:

Luật Thuế thu nhập cá nhân: 8 nội dung cần biết trong năm 2018

 

Thuế cổ phiếu OTC theo giá tự khai

Một điểm mới của Thông tư 62 đó là không còn quy định khấu trừ thuế TNCN đối với CP chưa niêm yết theo giá trị sổ sách với một số trường hợp như hướng dẫn trước đây của Bộ Tài chính.

Theo đó, đối với CP chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch hoặc ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý thì giá chuyển nhượng CP làm căn cứ để khấu trừ thuế được căn cứ theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

Nếu trên hợp đồng không ghi giá thì căn cứ để khấu trừ thuế là giá chuyển nhượng do người chuyển nhượng tự khai. Cá nhân chuyển nhượng CP không ghi giá trên hợp đồng tự khai giá chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai.

Trường hợp cơ quan thuế có căn cứ xác định giá ghi trên hợp đồng hoặc giá tự khai là không đúng thực tế thì nơi này được quyền ấn định giá chuyển nhượng để tính lại số thuế phải nộp, đồng thời phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

 

Cổ phiếu thưởng, bán mới nộp thuế

Thông tư 62 cũng quy định về trường hợp cá nhân nhận cổ tức bằng CP hoặc nhận CP thưởng thì chưa phải nộp thuế TNCN. Khi chuyển nhượng số CP này mới phải nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán và thu nhập từ đầu tư vốn.

Khi đó, cách xác định số thuế TNCN phải nộp là giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán hoặc số lượng CP thực nhận nhân (x) với mệnh giá của CP đó và thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn. Trường hợp chuyển nhượng CP nhận thay cổ tức, CP thưởng với giá thấp hơn mệnh giá thì tính thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.

Căn cứ để xác định số thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng CP có được từ nhận cổ tức, CP thưởng là giá thực tế tại thời điểm chuyển nhượng và thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Trường hợp giá thực tế chuyển nhượng CP thấp hơn mệnh giá thì không phải nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.

Trường hợp giá thực tế chuyển nhượng CP cao hơn mệnh giá thì cá nhân nộp thuế chuyển nhượng chứng khoán theo mức thuế suất 0,1% trên giá thực chuyển nhượng hoặc theo mức thuế suất 20% trên chênh lệch giữa giá thực tế chuyển nhượng với mệnh giá hoặc giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán.

Tuy nhiên, sau khi nhận cổ tức bằng CP hoặc nhận CP thưởng, nếu cá nhân có chuyển nhượng CP cùng loại thì phải khai và nộp thuế TNCN đối với cổ tức nhận bằng CP hoặc nhận CP thưởng ngay. Trường hợp số lượng CP chuyển nhượng lần đầu ít hơn số CP nhận thay cổ tức hoặc số CP thưởng thì sẽ tính và nộp thuế TNCN kế tiếp vào các lần chuyển nhượng sau cho tới khi hết số CP đó.

Đối với trường hợp cá nhân được chia cổ tức bằng tiền nhưng không nhận mà ghi tăng vốn đầu tư cũng áp dụng phương pháp thu thuế TNCN như đối với trường hợp nhận cổ tức bằng CP hoặc nhận CP thưởng.

 

* Thuế cho thuê nhà: Cá nhân thuê nhà, tài sản trước năm 2009 đã thu tiền và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ doanh thu thì được quyền lựa chọn giữ nguyên mức thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp hoặc tính lại theo Luật thuế TNCN. Nếu số thuế TNCN phải nộp thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp trước đây, cơ quan thuế sẽ hoàn lại cho người nộp thuế hoặc bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ tính thuế tiếp theo.

* Trường hợp hợp đồng thuê quy định giá thanh toán cho bên cho thuê là giá chưa có thuế và bên đi thuê nộp toàn bộ tiền thuế hộ bên cho thuê thì cũng được tính lại như trường hợp người chủ nộp thuế.

* Thu nhập từ nhiều nguồn: được lựa chọn khai giảm trừ cho bản thân ở một nơi phát sinh thu nhập, đồng thời phải thông báo cho đơn vị chi trả thu nhập khác hoặc cơ quan thuế biết để không tính giảm trừ trùng.

* Giảm trừ cho người phụ thuộc: Nếu người nộp thuế có nhiều người phụ thuộc, mà số người phụ thuộc tính giảm trừ ở một nơi phát sinh thu nhập không đủ giảm trừ thì được đăng ký số người phụ thuộc chưa giảm trừ hết vào nơi phát sinh thu nhập khác để được giảm trừ. 

  • Theo Tuổi trẻ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tăng giá bán xăng, dầu mỗi lần không được quá 500 đồng

Tăng giá bán xăng, dầu mỗi lần không được quá 500 đồng

Tăng giá bán xăng, dầu mỗi lần không được quá 500 đồng

Ngày 23/03/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2009/TT-BTC quy định về cơ chế hình thành, sử dụng và quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu, có hiệu lực từ ngày ký. Theo đó, nếu giá thị trường thế giới tiếp tục tăng cao, làm cho giá vốn doanh nghiệp cao hơn so với giá bán hiện hành của từng loại xăng dầu, doanh nghiệp được quyền tăng giá bán nhưng tối đa từng lần không vượt quá 500 đồng/lít (kg).

Vi phạm trong lĩnh vực Internet: Phạt tối đa 70 triệu đồng

Vi phạm trong lĩnh vực Internet: Phạt tối đa 70 triệu đồng

Vi phạm trong lĩnh vực Internet: Phạt tối đa 70 triệu đồng

Các hành vi vi phạm quy định về giấy phép, thiết lập mạng Internet dùng riêng, cung cấp dịch vụ Internet, sử dụng dịch vụ Internet, đại lý Internet, sử dụng, đăng ký, cung cấp tên miền tên miền Internet, trang thông tin điện tử, cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, trò chơi trực tuyến... đều bị xử phạt hành chính. Mức phạt hành chính trong lĩnh vực Internet tối đa là 70 triệu đồng. Đó là một trong những nội dung chính tại Nghị định 28/2009/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet vừa được Chính phủ ban hành.

Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức

Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức

Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 365/QĐ-TTg ngày 20/3/2009 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức. Theo Kế hoạch được phê duyệt này, các Bộ, ngành và địa phương tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, thống kê những văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ để phù hợp với Luật Cán bộ, công chức.