Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu

Ngày 15/05/2018, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu (Ảnh minh họa)

Theo hướng dẫn của Nghị quyết này:

- Cá nhân được quyền ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

- Pháp nhân có quyền ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác khởi kiện, tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu

- Cá nhân, pháp nhân được ủy quyền được ủy quyền lại cho pháp nhân, cá nhân khác tham gia tố tụng nếu được bên ủy quyền đồng ý bằng văn bản.

- Khi giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, nếu hợp đồng ủy quyền được xác lập trước 1/1/2017 mà nội dung, hình thức phù hợp với Bộ luật Dân sự 2015 và tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ án không phát sinh tranh chấp về hợp đồng ủy quyền đó thì hợp đồng này được công nhận có hiệu lực mà không cần phải xác lập lại.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 đến ngày 15/08/2022 (ngày Nghị quyết 42/2017/QH14 hết hiệu lực).

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.