Hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Ngày 16/9/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, đơn vị sự nghiệp công được phân loại theo mức tự chủ tài chính tại Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, gồm:

- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1);

- Đơn vị bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2);

- Đơn vị bảo đảm một phần chi thường xuyên (nhóm 3);

- Đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 4).

Đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng phương án tự chủ tài chính và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị; lập dự toán thu, chi năm đầu theo khoản 1 Điều 35 Nghị định 60/2021/NĐ-CP; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (đơn vị dự toán cấp I).

Căn cứ phương án tự chủ tài chính do chính đơn vị đề xuất, cơ quan cấp trên tổng hợp, thẩm tra phương án phân loại tự chủ tài chính và dự toán thu, chi của các đơn vị trực thuộc, sau đó gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét.

co che tu chu tai chinh cua don vi su nghiep cong
Hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, Thông tư 56/2022/TT-BTC còn giải thích các khoản thu chi tính trên cơ sở dự toán thu, chi tại năm kế hoạch xây dựng phương án tự chủ tài chính, khả năng chi trả của các đối tượng thụ hưởng và tác động khách quan từ thiên tai, dịch bệnh, biến động kinh tế - xã hội bất thường khác...

Thông tư này có hiệu lực từ 01/11/2022.


Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc gọi đến tổng đài 1900.6192  để được giải đáp.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục