Hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực

Ngày 19/12/2008, Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 124/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực. Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu mức thu phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực. Trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực thì áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tương ứng với cấp mới.

 

Tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực thuộc các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực ban hành kèm theo Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phải nộp phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực theo quy định tại Thông tư này.

 

Phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:

 

a) Cơ quan thu phí, lệ phí được để lại 90% (chín mươi phần trăm) trên tổng số tiền phí thực thu được để trang trải chi phí cho công việc thu phí bao gồm:

 

- Chi phí đi kiểm tra điều kiện cấp phép thực tế tại cơ sở (chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú) theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành và chi phí thuê chuyên gia tư vấn thực hiện các công việc thẩm định; chi trả thù lao làm việc ngoài giờ cho công chức, cán bộ đảm nhiệm công việc thẩm định điều kiện cấp giấy phép theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

 

- Chi trực tiếp cho việc thu phí, lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, mua sắm vật tư, nguyên liệu, thuê phương tiện, thiết bị phục vụ công tác thẩm định và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí, lệ phí;

 

- Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên liên quan đến việc thực hiện công việc thẩm định và thu phí trong đơn vị theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.

 

Cơ quan thu phí, lệ phí phải sử dụng đúng mục đích số tiền chi cho công việc thu phí được quy định tại điểm a khoản này. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền chưa chi hết được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện theo chế độ quy định.

 

b) Cơ quan thu phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước 10% (mười phần trăm) trên tổng số tiền phí thẩm định và 100% tiền lệ phí cấp giấy phép thực thu được theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Thông tư này thay thế Thông tư số 89/2003/TT-BTC ngày 17/9/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực; Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002;Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí và Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

 

. Theo Vinanet

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.