Hướng dẫn cách tính thời hạn trong hoạt động sở hữu công nghiệp

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo Điều 15, cách tính thời hạn sở hữu công nghiệp được hướng dẫn như sau:

- Cách tính thời hạn trong hoạt động sở hữu công nghiệp thực hiện theo các quy định về thời hạn của Bộ luật dân sự.

- Thời hạn dành cho người nộp đơn và bên liên quan việc nộp, sửa đổi, bổ sung tài liệu/có ý kiến có thể được gia hạn 01 lần bằng đúng thời hạn đã được ấn định trong thông báo của cơ quan nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, với điều kiện người yêu cầu gia hạn phải nộp văn bản yêu cầu trước ngày kết thúc thời hạn ấn định và nộp lệ phí theo quy định.

- Không tính vào thời hạn khoảng thời gian xảy ra trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng làm cho cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình.

Hướng dẫn cách tính thời hạn trong hoạt động sở hữu công nghiệp (Ảnh minh họa)

- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được (ví dụ thiên tai, địch họa...) và không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động (ví dụ: đi công tác, ốm đau, học tập ở nơi xa...) làm cho người có quyền, nghĩa vụ không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ.

Nghị định 65/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 23/8/2023.

Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục