Theo đó, phương pháp chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BYT làm căn cứ để cơ sở xây dựng quy trình sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
Tại Phụ lục I kèm Thông tư 14/2024/TT-BYT về Phương pháp chung chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền về phương pháp sơ chế có 7 phương pháp sau:
- Phương pháp loại tạp
- Phương pháp rửa
- Phương pháp ngâm
- Phương pháp ủ
- Phương pháp thái phiến, cắt đoạn
- Phương pháp phơi
- Phương pháp sấy
Về phương pháp phức chế quy định như sau:
- Phương pháp phức chế có 26 phương pháp như: Phương pháp sao qua, phương pháp sao vàng, phương pháp sao vàng cháy cạnh, phương pháp sao vàng hạ thổ, phương pháp sao đen, phương pháp sao cháy, phương pháp chích rượu, phương pháp chích gừng…
Về phụ liệu chế biến gồm: Cám gạo, gạo, nước vo gạo, giấm, rượu hoặc ethanol dược dụng, dầu vừng, dịch gừng tươi..
Trường hợp cơ sở sử dụng phương pháp chế biến chưa có hoặc chưa được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BYT về phương pháp chế biến cụ thể của một số vị thuốc cổ truyền thì cơ sở tham khảo phương pháp chế biến được ghi trong:
- Dược điển Việt Nam hoặc Dược điển các nước trên thế giới
- Hoặc trong sách đào tạo dược sĩ, bác sĩ y học cổ truyền để xây dựng phương pháp chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại cơ sở
Thông tư 14/2024/TT-BYT được ban hành ngày 06/9/2024 có hiệu lực từ ngày 28/10/2024, thay thế Thông tư 30/2017/TT-BYT .