Từ 01/01/2022, hộ gia đình không phân loại rác bị từ chối thu gom

Từ thời điểm Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực (01/01/2022), việc phân loại rác thải sinh hoạt là bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình.

Theo Điều 75, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ cá nhân, hộ gia đình được phân loại thành 03 nhóm:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế

- Chất thải thực phẩm

- Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Hộ gia đình, cá nhân ở thành phố phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại thành các bao bì và chuyển giao như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển;

- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho các cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Việc phân loại rác là bắt buộc từ ngày 01/01/2022 (Ảnh minh họa)


Đáng chú ý, khoản 2 Điều 77 quy định:

Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng đúng bao bì quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý [...]

Như vậy, từ 01/01/2022, hộ gia đình không phân loại rác bị từ chối thu gom. Cũng theo Luật này, phí rác thải sinh hoạt sẽ được tính theo khối lượng, thể tích

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.