Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống có hiệu lực tối đa 12 tháng

Từ năm 2019, trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống được thực hiện theo Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tư mới nêu rõ, Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học căn cứ đề xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc kết quả đánh giá rủi ro nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp.

Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân và kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm nhưng không quá thời điểm kết thúc hội chợ, triển lãm.


Hiệu lực Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống không quá 12 tháng (Ảnh minh họa)

Trong đó, các trường hợp cấp phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam gồm:

- Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống phải đánh giá rủi ro: Thủy sản sống lần đầu nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí;

- Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống không phải đánh giá rủi ro khi: Nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí đã được đánh giá rủi ro; Nhập khẩu để nghiên cứu khoa học; Nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm.

Theo đó, đánh giá rủi ro thủy sản sống là hoạt động xác định những rủi ro, tác động bất lợi có thể xảy ra đối với đa dạng sinh học, khả năng lây nhiễm bệnh dịch cho thủy sản bản địa và con người.

Hậu Nguyễn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.