Ngày 15/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng.
Theo đó, Điều 27 Nghị định này nêu rõ, nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng tại điểm b khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng được lưu trữ tối thiểu là 12 tháng.
Cụ thể, điểm b Điều 26 Luật An ninh mạng quy định về việc ngăn chặn chia sẻ, xóa bỏ thông tin và lưu nhật ký hệ thống có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng theo yêu cầu của lực lượng chuyên trách như:
- Thông tin trên mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước như: Xuyên tạc, phỉ báng chính quyền; Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc...- Thông tin trên mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, gây rối trật tự công cộng.
- Thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
Xúc phạm nghiêm trọng về danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
- Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Thông tin trên mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
- Thông tin trên mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ...
Ngoài ra, Nghị định 53 cũng quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet phải lưu trữ các thông tin như: Tên tài khoản, thời gian sử dụng, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ IP đăng nhập, đăng xuất, số điện thoại đăng ký... của người dùng ít nhất 24 tháng.
Nghị định 53/2022 có hiệu lực từ ngày 01/10/2022.
Nếu có thắc mắc liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.